Lịch sử Di tích lịch sử, văn hóa chùa Hưng Phúc- Đền thờ Đào Cam Mộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Lịch sử Di tích lịch sử, văn hóa chùa Hưng Phúc- Đền thờ Đào Cam Mộc xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa có bề dày lịch sử lâu đời, với nền văn hóa phong phú, đa dạng, là quê hương của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Thái sư Á vương Đào Cam Mộc.
Theo sử sách, Thái sư Đào Cam Mộc sinh ra trong một gia đình nông dân lao động tại làng Tràng Lang (nay là làng Lang Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Năm Đào Cam Mộc 10 tuổi, sau khi bố mất, mẹ mang ông trở lại quê ngoại tại xã Yên Trung, huyện Yên Định. Suốt thời niên thiếu, Đào Cam Mộc là một nông phu giàu tài năng, có sự hiểu biết sâu rộng, lại vũ dũng, dân quanh vùng đều kính phục. Vốn là người thông minh, quyết đoán, có lần vua Lê Đại Hành về Thanh Hóa tuần du sông Mã (đoạn chảy qua xã Yên Trung) thuyền bị mắc cạn, Đào Cam Mộc đã dùng sức khỏe và sự thông minh đưa đoàn thuyền vượt qua bãi cạn. Từ đó, ông được vua Lê tin dùng, dần thăng chức Chi hậu (hầu cận vua).
Năm Ất Tỵ 1005, vua Lê qua đời, thái tử Long Việt cùng ba người em khác là Đông Thành vương Lê Long Tích, Trung Quốc vương Lê Long Kính và Khai Minh vương Lê Long Đĩnh giằng co ngôi vị hơn 8 tháng, đến tháng (10-1005), Lê Long Việt đánh bại Đông Thành Vương khiến phải bỏ chạy vào đất Cử Long, Lê Long Việt lại đuổi bắt, Đông Thành Vương chạy sang Chiêm Thành, chưa đến nơi thì bị người hầu Châu Thạch Hà giết ở cửa biển Cơ La. Lê Long Việt lên ngôi, tức Trung Tông Hoàng Đế, ở ngôi được 3 ngày thì bị Lê Long Đĩnh giết chết, rồi lên ngôi vua. Bề tôi hoảng sợ, đều chạy trốn, chỉ có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc và Chi hậu Đào Cam Mộc lo chầu hầu.
Vua Long Đĩnh (1005-1009) lên ngôi làm nhiều việc gàn dở, thích dâm đãng, tàn bạo, trong nước lòng dân oán than, bên ngoại giặc Tống lăm le xâm lược.
Trong cuốn “Văn tài võ lược xứ Thanh” có viết “bấy giờ ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp có cây gạo bị sét đánh. Dân ở đây đến xem vết sét đánh, nhà sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ gần đó đến xem và giảng rằng vua thì còn non yếu, bề tôi cường thịnh, họ Lê sẽ mất, họ Lý sẽ nổi lên…
Sau đó, nhà sư Vạn Hạnh vào kinh đô Hoa Lư tìm gặp Lý Công Uẩn và nói rằng: “Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp, nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ, nhân từ được lòng dân…
Tháng 7, ngày Tân Hợi, năm Kỷ Dậu (1009), vua Lê Ngọa Triều băng hà, thái tử còn bé, Lý Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyên Đê mỗi người đem 500 quân Tùy Long vào làm túc vệ. Theo sách Đại Việt Sử ký toàn thư, khi ấy Chi hậu Đào Cam Mộc nhân lúc vắng nói với Lý Công Uẩn rằng: "Bấy nay, chúa thượng ngu tối và bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, nên trời không cho hưởng thọ mà con nối thì thơ ấu, không thể kham nổi việc lớn đầy khó khăn, trăm sự đều phiền nhiễu, thần linh không ưa, dân chúng nháo nhác tìm chân chúa”… Trong bối cảnh đó, Đào Cam Mộc nói với triều thần rằng “hiện nay dân chúng khác lòng, trên dưới lìa ý, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo ngược, không muốn theo về vua nối mà đều có lòng suy tôn quan Thân vệ, bọn ta không nhân lúc này cùng nhau sách lập Thân vệ làm thiên tử, lỡ bối rối có xảy tai biến gì, chúng ta có giữ được cái đầu không? Mọi người vui vẻ nghe lời, dìu Lý Công Uẩn lên điện, tôn lên ngôi Hoàng đế, trăm quan đều quỳ dưới sân, tung hô vạn tuế”. Tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009), Lý Công Uẩn lên ngôi vua, đó là vua Lý Thái Tổ - vị vua mở đầu vương triều Lý.
Mùa xuân năm 1010, Lý Thái Tổ về Kinh Bắc thăm tổ đường và tiến hành khảo sát chuẩn bị cho công cuộc dời đô về Thăng Long. Tháng 6-1010, Lý Thái Tổ phong Đào Cam Mộc chức Thiên Đô tiên phong tướng quân chỉ huy cuộc dời đô.
Tương truyền, khi được vua giao trọng trách dời đô, Đào Cam Mộc đã chuẩn bị hai đoàn thuyền gồm 300 chiếc, một ngả đi đường biển tiến về thành Đại La, một ngả nơi sông Nhi cũng lên thành Đại La. Khi thuyền đến chân thành thấy hai con rồng vàng hiện ra chào đón nhà vua, từ đó gọi là kinh thành Thăng Long.
Sau khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ phong Đào Cam Mộc làm Nghĩa Tín hầu và được nhà vua gả con gái trưởng là An Quốc công chúa làm vợ. Khi mất, ông được vua truy tặng hàm Thái sư, tước Á vương và cho dựng miếu thờ ở quê nội là chùa Hưng Phúc, làng Trang Lang (nay là làng Lang thôn), xã Định Tiến, quê ngoại là làng Nam Thạch xã Yên Trung và làng Bùi Hạ (xã Yên Phú).
Trong sự nghiệp dựng nước của vương triều Lý, Đào Cam Mộc được xếp vào hàng đệ nhất công thần. Trong dân gian vẫn lưu truyền câu ca: “Sinh vi Lý tướng, tử vi Lê thần” (sinh làm tướng nhà Lý, chết làm thần nhà Lê) để nói về công lao và khí tiết của ông đối với nhà Tiền Lê và nhà Lý.
Theo Văn bia “Trùng san Hưng Phúc tự”, Hưng Phúc là tên chữ của Chùa, còn trong dân gian gọi là chùa Tràng Lang- cách gọi theo tên làng. Hai tên gọi trên tồn tại trong đời sống cộng đồng cư dân Tràng Lang cũng như cư dân quanh vùng từ nhiều thế kỷ nay.
Chùa Hưng Phúc xưa thuộc làng Tràng Lang, tổng Yên Định, nay là xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Hưng Phúc là một ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo và quy mô bề thế. Chùa tọa lạc trên thế đất hình chữ Vương, quay mặt về hướng nam nhìn ra làng Tam Đồng (Định Tiến) và làng Đồng Phang xã Định Hòa, quê hương của khai quốc công thần Ngô Kinh và Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao mẹ vua Lê Thánh Tông; phía bắc giáp đê sông Mã, phía tây giáp cánh đồng Ao Quan rộng hàng trăm mẫu, phía đông là làng Tràng Lang liền một dải. Đứng trên bờ đê sông Mã, nhìn vị trí làng Tràng Lang, chùa Hưng Phúc trong một không gian rộng rãi chúng ta thấy đây không chỉ là một vùng đất đẹp mà còn có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, sơn thủy hữu tình.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, chùa bị phá hủy hoàn toàn.
Tuy các công trình đền, chùa xưa không còn, nhưng với không gian cảnh quan, dấu tích hiện còn, chùa Hưng Phúc vẫn là địa chỉ đỏ cần được bảo tồn, phát huy giá trị giáo dục truyền thống lịch sử. Chính vì vậy, năm 2010, chùa Hưng Phúc - đền thờ Thái sư á vương Đào Cam Mộc được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.
Để tri ân công đức và tiếp tục giáo dục truyền thống yêu nước, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của di tích, được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, bên cạnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, chính quyền địa phương đã kêu gọi, huy động nguồn vốn từ Nhân dân, các nhà hảo tâm và con em dòng họ Đào đóng góp xây dựng, tôn tạo chùa trên nền đất cũ với tổng kinh phí hơn 21 tỷ 376 triệu đồng. Đến nay Chùa Hưng Phúc đã hoàn thành với nhiều hạng mục công trình được phục dựng như: Nhà Tam Bảo, Đền chính làm bằng gỗ lim; nội thất đồ thờ; lầu Chuông, lầu Trống; Cổng tam quan, sân vườn, tường rào, cây xanh, cổng ngoài, sân đường...
Sáng ngày 30/6/2023 (tức ngày 13-5 năm Qúy Mão), tại xã Định Tiến (Yên Định), UBND huyện Yên Định đã tổ chức Lễ khánh thành Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Chùa Hưng Phúc - nơi thờ Thái Sư Á vương Đào Cam Mộc và dâng hương kỷ niệm 1008 ngày mất của ông (1015-2023).
Đây là công trình mang nhiều ý nghĩa, không chỉ tỏ lòng thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Thái sư Á vương Đào Cam Mộc đối với đất nước, mà
Một số hình ảnh về di tích: