image banner
Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí 16 tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã Định Tiến

Báo cáo Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí 16 tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã Định Tiến

 

UỶ BAN NHÂN DÂN

ĐỊNH TIẾN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:/BC-UBND

 

Định Tiến,ngàythángnăm2024

BÁO CÁO

Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí 16 tiếp cận pháp luật

 trên địa bàn xã Định Tiến

         

Thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số: 09/2021/TT-BTP, ngày 15 tháng 11 năm 2021 của bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;  Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 27/06/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2024 -2025; Kế hoạch số 01/KH-TP ngày 12 tháng 3 năm 2024 của phòng Tư pháp UBND huyện Yên Định vê xây dựng chỉ tiêu huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp phục vụ xây dựng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024; Ủy ban nhân dân xã Định Tiến  báo cáo đánh giá kết quả và đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024  như sau.

          I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG.

Định Tiến là xã  đồng bằng chiêm trũng cách trung tâm huyện Yên Định  10 km về phía Đông Bắc .Phía Đông giáp xã Định Công, phía Nam giáp xã Định Thành,  phía Tây giáp xã Định Tân, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Lộc . Diện tích  đất tự nhiên 1 014,52 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 692.59 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp là 307.57 ha, còn lại diện tích núi đã vôi, đất khó canh tác chưa sử dụng là 14,36 ha.Trên địa bàn có 5 thôn  với 1792  hộ, 6797  nhân khẩu.

- Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của cả nước , kinh tế, đời sống  văn hóa xã hội, tinh thần của nhân dân trong xã được nâng lên rõ rệt

           Phần lớn người dân Định Tiến sống bằng nghề nông nghiệp. Kinh tế - xã hội trong những năm gần đây phát triển khá nhanh và ổn định, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hướng an toàn, hiệu quả; chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá tốt, chăn nuôi gia trại, trang trại được chú trọng; chất lượng, quy mô vật nuôi, trong các hộ gia đình ngày càng tăng, kinh tế trang trại được đầu tư khuyến khích phát triển. thu nhập bình quân đầu người năm 2023  đạt 66 triệu đồng /người.

Xã Định Tiến có 01 Đảng bộ với  Đảng số 375 Đảng viên liên tục trong nhiều nhiệm kỳ và các năm đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”,. Là lực lượng lãnh đạo nhân dân trong xã thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh và hoàn thành tốt các nhiệm vụ quốc phòng ở
địa phương

Toàn xã có 5 thôn ở 5 làng. Nhân dân trong xã luôn luôn đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống với phong trào “sống tốt đời đẹp đạo” toàn xã có 1792 hộ, 6797  nhân khẩu, có 03 trường học gồm trường Mầm non, trường Tiểu học, trường THCS, có 1 trạm y tế, 01 đơn vị kinh tế là doanh nghiệp HTX dịch vụ nông nghiệp,

- Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống giao thông nông thôn đã được nâng cấp và củng cố đến nay hệ thống giao thông nội làng trong xã đã được bê tông hóa 100% và 100% bê tông hóa nội đồng đã được cứng hóa và bê tông hóa nhằm phục vụ cho sản xuất và dân sinh.

          Quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị: Năm 2023; năm 2024  đời sống kinh tế của người dân và mặt bằng chung của xã Định Tiến vẫn luôn không ngừng cố gắng kinh tế - xã hội ổn định, đảm bảo an ninh quốc phòng. Vì vậy kinh tế- xã hội không ngừng phát triển, hạ tầng cơ sở được đầu tư đáp ứng cho việc phát triển kinh tế xã hội và dân sinh, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh.

Thuận lợi, khó khăn trong đánh giá, công nhận, xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Thuận lợi:

Được sự hướng dẫn của Phòng Tư pháp bằng những kế hoạch, chương trình cụ thể về việc hướng dẫn xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm các nội dung:

Xây dựng, ban hành chính sách pháp luật; chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

Đội ngũ công chức được phân công nhiệm vụ được tập huấn, nghiên cứu văn bản, nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.

 Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, chính quyền các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Cùng đó, rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật; công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở.

 Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Lồng ghép xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xóa đói, giảm nghèo.

Sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, theo dõi kết quả, kiểm tra, khen thưởng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ quan trọng để cán bộ và nhân dân hiểu biết về mục đích, ý nghĩa của công tác này; Nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật, đảm bảo các quyền công dân theo quy định của pháp luật.

Kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, vướng mắc tranh chấp phát sinh trong cộng đồng dân cư, đoàn kết phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương, tương thân tương ái đảm bảo an ninh trật tự tại cộng đồng dân cư, cùng nhau phát triển kinh tế chăm lo hạnh phúc gia đình và xã hội.

Cải thiện điều kiện được tiếp nhận thông tin pháp luật, nắm vững các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để phát huy tinh thần làn chủ, xây dựng và bảo vệ nhà nước pháp quyền, bảo vệ quê hương đất nước.

Tăng cường trách nhiệm đối với quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trong thực thi công vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả của cán bộ công chức cấp xã.

Giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo điều hành, triển khai nhiệm vụ chuyên môn để có hướng khắc phục. Góp phần xây dựng nông thôn phát triển toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân nông thôn là đối tượng thụ hưởng.

Khó khăn:

Năm 2024 là năm thứ 8 thực hiện việc đánh giá tiếp cận pháp luật trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại cấp xã đây là một tiêu chí mới với 5 tiêu chí và 20 chỉ tiêu với 33 nội dung cần phải đánh giá, nên rất khó trong việc đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể chính xác. Khó khăn trong việc phân công các đồng chí công chức chuyên môn chịu trách nhiệm trong từng lĩnh vực mình phụ trách vì chưa được tập huấn đồng bộ.

Công chức được phân công thực hiện theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận chuẩn pháp luật, công chức làm công tác tổng hợp báo cáo hầu hết là kiêm nhiệm, ít có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản hướng dẫn chấm điểm, các tiêu chí đánh giá tiếp cận chuẩn pháp luật nên việc đánh giá còn gặp nhiều khó khăn.

Kinh phí cho nhiệm vụ chuẩn tiếp cận pháp luật chưa có nên việc thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế.

II. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT

1. Kết quả đạt được

1.1. Về chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức thực hiện

          Thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

          Thực hiện Thông tư số: 09/2021/TT-BTP, ngày 15 tháng 11 năm 2021 của bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;

Kế hoạch số 01/KH-TP ngày 12 tháng 3 năm 2024 của phòng Tư pháp UBND huyện Yên Định vê xây dựng chỉ tiêu huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp phục vụ xây dựng huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.

          Ủy ban nhân dân xã Định Tiến  ban hành Kế hoạch số: 03/KH-UBND ngày 04/01/2023 về triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn xã Định Tiến  năm 2023.

Trên cơ sở ban hành kế hoạch, địa phương tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến về chuẩn tiếp cận pháp luật và lồng ghép trong kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của địa phương.

  Lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng về chất lượng, thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính đến người dân, bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng về chất lượng thái độ phục vụ khi thực hiện thủ tục hành chính, Chương trình thực hiện Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở và kế hoạch thực hiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Trên cơ sở kế hoạch địa phương tổ chức triển khai thực hiện tuyên truyền, phổ biến về chuẩn tiếp cận pháp luật, Quyết định thành lập hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật của xã.

1.2.Về đánh giá công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

a) Kết quả thực hiện duy trì các tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới:

Trong năm 2023 Ủy ban nhân dân xã Định Tiến đã được Công nhận xã Đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023

Trong năm 2023 không có cán bộ công chức cấp xã vi phạm kỷ luật.

(Có hồ sơ tiêu chí kèm theo)

          b. Đánh giá chung đối với tiêu chí duy trì tiếp cận pháp luật:

           Trên cơ sở tổng hợp, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí tiếp cận pháp luật và kết quả cuộc họp Ủy ban nhân dân xã Định Tiến  tự đánh giá:

          Xã duy trì đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

       2. Kết quả thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật trong xây dựng nông thôn mới nâng cao:

Có 3/3 tiểu tiêu chí trong tiêu chí 16 tiếp cận pháp luật trong xây dựng xã nông mới nâng cao đảm bảo theo quy định cụ thể như sau:

2.1. Tiêu chí 16.1:  Mô hình điển hình về phổ biến giáo dục pháp luật hoạt động có hiệu quả: xã có 04 mô hình

* Mô hình Câu lạc câu lạc bộ pháp luật học đường được thành lập từ tháng 6 năm 2023, hiện nay xã đang duy trì và hoạt động thường xuyên có hiệu quả.

Định kỳ tháng 02 lần tuyên truyền phổ biến các Luật phòng chống Ma túy, Luật an toàn giao thông, … kỹ năng tự bảo vệ bản thân trong và ngoài nhà trường, nhất là kỹ năng phòng chống đuối nước, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường, giáo dục giới tính… nhà trường.

(có các hồ sơ minh chứng kèm theo)

* Mô hình “Tổ hòa giải điển hình” thôn Mỹ Lọc  được thành lập vào tháng 9 năm 2023, được hoạt đồng duy trì thường xuyên và có hiệu quả

(Có các hồ sơ minh chứng kèm theo)

* Mô hình: “Tổ liên gia an toàn PCCC và điểm chữa cháy công cộng” được ra mắt vào tháng 3 năm 2023, đến nay luôn được duy trì và hoạt động có hiệu quả.

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo)

* Mô hình chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ thành lập tháng 3  năm 2023 được duy trì và hoạt động có hiệu quả.

(Có hồ sơ minh chứng kèm theo)

          * Công tác tuyên truyền: Trong năm 2023, 2024  UBND xã Định Tiến  đã ban hành  Kế hoạch số 10/KH- UBND  ngày 08/02/2023 về Công tác phổ  biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023; Kế hoạch số 23 /KH- UBND  ngày 16/02/2024  về Công tác phổ  biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024;  Kế hoạch số 14 /KH-UBND, ngày 17/02/2023 của UBND xã về Theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn xã Định Tiến năm 2023 , Kế hoạch số 24 /KH-UBND, ngày 21/02/2024  của UBND xã  về Theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn xã Định Tiến năm 2024; Kế hoạch số 26 /KH-UBND, ngày 22/02/2024  của UBND xã về rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2024..........

Tuyên truyền các nội dung theo định hướng tuyên truyền của huyện, Tuyên truyền các nội dung liên quan đến các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

  2.2. Tiêu chí 16.2: Tỷ lệ mâu thuẩn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành chiếm trên 90%

Thực hiện công tác báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của các tổ hòa giải trên địa bàn xã Định Tiến . Theo báo cáo của 5/5  tổ hòa giải cơ sở: năm 2024 trên địa bàn xã  đã không có vụ việc hòa giải,

 Cụ thể:

(có các hồ sơ minh chứng kèm theo)

 Đối chiếu với yêu cầu tiêu chí: đánh giá đạt 100%  (đạt yêu cầu tiêu chí đề ra)

          2.3. Tiêu chí 16.3: Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý đạt trên 90%.

          Ủy ban nhân dân xã Định Tiến  đã có công văn kính gửi Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Thanh Hóa về việc đề nghị cung cấp tỷ lệ người dân thuộc đối tượng hỗ trợ pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu trên địa bàn xã.

(Có các công văn và danh sách kèm theo)

3. Những tác động của việc thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật

* Những tác động tích cực.

Tăng cường  trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo cơ sở vật chất, các điều kiện khác nhằm nâng cao chất lượng tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, từ đó có giải pháp xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, giúp cán bộ công chức trong thi hành công vụ, nhận thức được những ưu điểm tồn tại hạn chế để từ đó rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục, nâng cao ý thức trách nhiệm và thái độ phục vụ đối với nhân dân. Việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật còn giúp người dân cơ sở nắm bắt, thực hiện và được quyền tiếp cận thông tin liên quan đến đời sống của mình phát huy quyền dân chủ trực tiếp, người dân được tham gia bàn bạc và quyết định vấn đề có liên quan đến đời sống khu dân cư cũng như được hưởng những chính sách xã hội theo quy định. Tháo gỡ kịp thời mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn xã.

 

* Những tác động tiêu cực

Điều kiện đảm bảo cho người dân tiếp cận pháp luật ở địa phương của một số người dân ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế, bên cạnh đó là những mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng đến tư tưởng người dân

4. Những thuận lợi, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật

* Thuận lợi: Luôn có sự quan tâm chỉ đạo trong công tác thông tin, tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật,  đảm bảo các quyền công dân theo quy định của pháp luật. Kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, vướng mắc tranh chấp phát sinh trong cộng đồng dân cư, đoàn kết phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương, tương thân tương ái đảm bảo an ninh trật tự tại cộng đồng dân cư, cùng nhau phát triển kinh tế chăm lo hạnh phúc gia đình và xã hội. Cải thiện điều kiện được tiếp nhận thông tin pháp luật, nắm vững các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước để phát huy tinh thần dân chủ, xây dựng và bảo vệ nhà nước pháp quyền, bảo vệ quê hương đất nước.

Tăng cường trách nhiệm đối với quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trong thực thi công vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả của cán bộ công chức cấp xã.

Giúp chính quyền cấp xã thấy được những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo điều hành, triển khai nhiệm vụ chuyên môn để có hướng khắc phục. Góp phần xây dựng nông thôn phát triển toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân .

* khó khăn: Một số tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật còn chung chung, định tính nên chính quyền còn lúng túng trong công tác chỉ đạo, tuyên truyền, nhận thức của cán bộ và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng và đánh giá địa phương đạt chuẩn pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu, cơ chế phối hợp giữa các ban nghành có liên quan chưa đồng bộ.

Hoạt động xây dựng và đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ mới, cán bộ làm tham mưu đánh giá chưa có kinh nghiệm, chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu, còn lúng túng về nội dung, biện pháp và quy trình thực hiện.

Công tác chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cho nghành, lĩnh vực có tiêu chí đánh giá chưa cụ thể, chưa có sự phối hợp đồng bộ, nghành, đoàn thể, một số chỉ tiêu đánh giá không mang tính đại diện, nhiều chỉ tiêu không có định lượng không có cơ sở xác định, có những chỉ tiêu không thuộc chức trách, nhiệm vụ của UBND xã  đã dẫn tới cách hiểu, cách vận dụng chưa thống nhất, gây khó khăn trong việc chấm điểm, cũng như đánh giá kết quả;

5. Sáng kiến, kinh nghiệm trong thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật và đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Thứ nhất:  Người dân và mỗi cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, vị trí, vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, để từ đó thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ có liên quan; tổ chức thực thi tốt các hoạt động công vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thứ hai: Cấp ủy, Chính quyền và đội ngũ công chức cấp xã, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cần phải nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi công vụ gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để khi công dân, tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ thì hoạt động công vụ phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người dân trên cơ sở các quy định của pháp luật với chất lượng tốt nhất; tăng cường chủ động tham mưu cho UBND xã trong triển khai thực hiện CTCPL, chủ động phối hợp với các ngành và các đoàn thể, các tổ chức chính trị kịp thời phát hiện vướng mắc, bất cập để đề xuất, tham mưu, trình cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Thứ ba: Cần tiếp tục đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của từng chức danh, cơ quan, đơn vị, rà soát các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực được giao để đề ra các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Để thực hiện tốt yêu cầu này, cấp ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục rà soát các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nhằm xây dựng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật.

Thứ tư: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các thiết chế được giao nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và bộ máy bảo đảm thực hiện các thiết chế pháp luật; bố trí đủ nguồn lực kinh phí, cơ sở vật chất gắn với trách nhiệm xây dựng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật theo Thông tư số: 09/2021/TT-BTP, ngày 15 tháng 11 năm 2021 của bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Cần tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã để có đủ nguồn lực tham mưu thực hiện tốt nhiệm vụ giúp UBND cùng cấp quản lý nhà nước về xây dựng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật, thực hiện đánh giá, công nhận địa phương đạt chuẩn; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn và tiêu biểu về tiếp cận pháp luật.

Thứ năm:  Hàng năm UBND huyện tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện theo quy định để kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập, vấn đề mới phát sinh, phân tích, làm rõ nguyên nhân; rút ra những mô hình, cách làm hay, hiệu quả để nhân rộng hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế, chính sách về xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Do nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; một số nội dung còn dẫn đến cách hiểu khác nhau, quy trình còn phức tạp; nhiều tiêu chí, chỉ tiêu còn định tính, thiếu định lượng cụ thể, thậm chí không khả thi; địa phương cũng chưa chuẩn bị đầy đủ tinh thần và điều kiện để triển khai thực hiện phù hợp với thực tế, bảo đảm Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật thực sự là phương pháp hữu hiệu góp phần đưa pháp luật vào đời sống.

III. HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

  1. Hạn chế, tồn tại

Việc thực hiện  các tiêu chí về tiếp cận pháp luật còn chưa đảm bảo, nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cũng như chủ trương triển khai chưa được đồng bộ với tất cả các ngành, các hoạt động liên quan đến đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được triển khai còn chậm, có lúc, có nơi còn lúng túng; sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói chung, trong đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật nói riêng còn hạn chế; kết quả đánh giá cho thấy, điều kiện bảo đảm cho người dân tiếp cận pháp luật ở các địa phương còn hạn chế. Một số tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật còn chung chung, khó đánh giá.

Kinh phí chi cho hoạt động của các mô hình còn hạn chế

2. Nguyên nhân

 Tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở là một nhiệm vụ mới thực hiện, nên gặp không ít khó khăn, công tác triển khai, đánh giá còn chậm. cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan chưa chặt chẽ. Nguồn lực để đảm bảo thực hiện chuẩn tiếp cận pháp luật như đội ngũ công chức thực thi pháp luật chưa đảm bảo. Hiện nay Công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện  nhiều chức năng, nhiệm vụ trong đó trọng tâm là công tác hộ tịch, chứng thực phải thực hiện thường xuyên, liên tục nên cũng gặp khó khăn trong việc triển khai xây dựng và  đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. công chức được giao theo dõi từng mảng công việc cụ thể 5 tiêu chí và 25 chỉ tiêu 51 nội dung được quy định tại thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp và 3 tiêu chí trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao đây là các chỉ tiêu tiêu chí mới nên chưa nắm rõ được nội dung cơ bản của các tiêu chí đánh giá tiếp cận pháp luật nên trong xây dựng tiêu chí còn gặp
khó khăn.

Tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp nên công tác thực hiện cần sự phối hợp đồng bộ. Việc tổ chức tập huấn chưa đồng bộ. do đó, việc nắm bắt chủ trương, phương pháp thực hiện, nội dung chuyên sâu đối với cán bộ, công chức phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu còn hạn chế, ảnh hưởng việc đánh giá một số chỉ tiêu.

          IV. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG CẤP XÃ ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT; CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN.

Nâng cao vai trò chỉ đạo của các các cấp ủy, chính quyền, xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ, giữa các ngành, phân công cụ thể giữa các nghành trong việc xây dựng và đánh giá địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, trong quá trình đánh giá cần liên kết với các tiêu chí có liên quan.

Không ngừng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo tham mưu cho UBND trong công tác chỉ đạo xây dựng và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật theo thẩm quyền

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đánh giá chuẩn tiếp cận pháp

Tiếp tục duy trì câu lạc bộ pháp luật và hòa giải ở cơ sở đủ mạnh để góp phần tuyên truyền hướng dẫn người dân sống tuân thủ pháp luật, xử lý đảm bảo trong công tác hòa giải đảm bảo an ninh trật tự xã hội.

V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

Đề nghị cấp trên hàng năm tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ chấm điểm, đánh giá các chỉ tiêu trong từng tiêu chí tiếp cận pháp luật  mới  cho cán bộ , công chức cấp xã trên địa bàn huyện được giao theo dõi, tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ này.

Quan tâm, tạo điều kiện và bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm.

Sau khi các bộ phận chuyên môn phụ trách các tiêu chí, chỉ tiêu tự chấm điểm  các chỉ tiêu , UBND xã đã lập biên bản niêm yết  công khai dự thảo báo cáo và bảng tổng hợp tự chấm điểm và Bản tổng hợp kết quả đánh giá hình thức mô hình thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở. Qua 5 ngày niêm yết từ ngày tại trụ sở  UBND xã  và  giới  thiệu  trên đài truyền thanh của xã, trên cổng thông tin điện tử của xã, người dân và các tổ chức, cá nhận không ý kiến, kiến nghị gì.

VI. Đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Trên đây là kết quả các tiêu chí, chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật  trên địa bàn xã Định Tiến  năm 2024. Ủy ban nhân dân xã Định Tiến  kính đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá xã Định Tiến  đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo tiêu chí Nông thôn mới nâng cao tỉnh Thanh Hóa.

Kèm theo báo cáo này gồm có:

Tài liệu minh chứng của các tiêu chí

 

Nơinhận:

  • VP Điều phối NTM;
  • UBND huyện Yên Định;
  • Lưu:VT,TP.

CHỦTỊCH

 

 

 

 

Nguyễn Hùng Thúy

VIDEO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisementimage advertisement
image advertisement
image advertisement
  • TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ ĐỊNH TIẾN - HUYỆN YÊN ĐỊNH -TỈNH THANH HÓA
  • Địa chỉ:  Định Tiến - Yên Định - Thanh Hóa
  • Chịu trách nhiệm nội dung:
  • Người phát ngôn:
  • Email: 
  • Bản quyền thuộc về: UBND XÃ ĐỊNH TIẾN - HUYỆN YÊN ĐỊNH -TỈNH THANH HÓA
image banner
Chung nhan Tin Nhiem Mang